Phần 4.2: Công cuộc kiến thiết trung tâm Thánh Mẫu La Vang – Thời kỳ (1894 – 1960)

Năm 1885 khi danh tiếng Đức Mẹ La Vang, qua nhiều ơn lành hồn xác Mẹ ban, đã vượt địa phân Huế, Đức cha Caspar Lộc quyết định cho xây dựng tại La Vang một ngôi nhà thờ ngói. Mọi vật liệu cần thiết đã được chuẩn bị. Dự định khởi công vào năm 1886. Chẳng may giáo phận Huế lâm nạn Văn Thân nên trễ mất 9 năm, 1894, mới thực hiện được.

lI. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (1894 – 1960)

1. NGÔI NHÀ THỜ NGÓI

Năm 1885 khi danh tiếng Đức Mẹ La Vang, qua nhiều ơn lành hồn xác Mẹ ban, đã vượt địa phân Huế, Đức cha Caspar Lộc quyết định cho xây dựng tại La Vang một ngôi nhà thờ ngói. Mọi vật liệu cần thiết đã được chuẩn bị. Dự định khởi công vào năm 1886. Chẳng may giáo phận Huế lâm nạn Văn Thân nên trễ mất 9 năm, 1894, mới thực hiện được. Nhà thờ ngói được Đức cha Caspar Lộc làm phép và khánh thành vào dịp Đại Hội La Vang lần thứ nhất, với tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu. Đó là ngôi nhà thờ được thiết kế “bên trong theo kiểu cách Annam, vừa chứa đặng vài trăm người. Mặt tiền có hơi theo kiểu Tây. Bề ngang nhà thờ thì nhỏ mà trước có hai tháp dang ra hai bên nên coi trước mặt tiền tưởng là lớn…

Trên bàn thờ có tượng ảnh Đức Chúa Bà mua bên Tây, một bên có Đức Chúa Giêsu đứng là Notre Dame des Victoires, lối một thước hai bề cao, có lồng kính chung quanh nên tượng ảnh còn mới hoài. Dưới bàn thờ có tượng ảnh Đức Bà Môi Khôi, có ông thánh Đôminicô và bà thánh Catarinà chầu”[8] Chính diện mặt tiền nhà thờ ngói, phía trên cửa ra vào in nổi năm chữ nôm LA VANG CUNG CHỦ MẪU (LA VANG CUNG ĐIỆN MẸ CHÚA TRỜI = ĐỀN THỜ ĐỨC MẸ LA VANG).

 Nhà thờ ngói tồn tại được bao lâu? Không thể dựa vào năm khởi công xây dựng đền thánh mới để xác định vì đền thánh mới được xây dựng ở vị trí khác, không cần thiết phải triệt hạ cái cũ để làm cái mới. Trong hồi ký viết tay cha Mathêô Lê Văn Thành cho biết: “Vào tháng 05.1925 lúc ngài (cha Giacôbê Kinh) làm phó xứ Cổ Vưu…, lúc Linh mục Morineau Trung vào tĩnh tâm ở Huế ngài thay thế lên La Vang đôn đốc công việc triệt hạ ngôi nhà thờ cũ.”[9] Đúng vậy, vào một tối tháng 05.1925, căn gần tháp tự động đổ xuống. May mà giáo hữu đọc kinh tối xong vừa mới ra về . Vậy có thể xác định nhà thờ ngói tồn tại được 25 năm (1900 – 1925), nay chẳng còn dấu tích gì ngoại trừ bức tranh vẽ THÁNH ĐƯỜNG LA VANG mà Đức Mẹ đã soi đường dẫn lối cho một họa sĩ ngoại giáo tài hoa – ông ký vẽ Nguyễn Khắc Nhân – lưu truyền hình ảnh ngôi nhà thờ ngói cho đến ngày nay.

THÁNH TƯỢNG ĐỨC MẸ LA VANG

Trong dịp Đại Hội La Vang lần đầu tiên – khánh thành nhà thờ ngói vào ngày 08.08.1900, Đức cha Caspar Lộc đã cung thỉnh bức thánh tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng đặt trong ngôi nhà thờ ngói.   “Đức Mẹ mặc áo choàng màu thiên thanh, phủ trên áo trắng ngà, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điện uy nghi. Hai tay Mẹ nâng đỡ Chúa Hài Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta, trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng thật duyên dáng trong bộ áo màu hồng, đầu đội  triền thiên, chân đứng trên quả địa cầu lấp lánh mấy vì sao. Chúa Hài Đồng một tay níu áo Mẹ, nương tựa vào Mẹ như để làm gương cho ta, một tay giơ ra như để mời gọi ta chay đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu và lãnh nhận muôn ơn lành nhờ lời Mẹ chuyền cầu”[10] Bức thánh tượng quý giá này đã bị hủy hoại trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nay không còn nữa.

2. GIẾNG ĐỨC MẸ

Năm 1903, khi lên chăm sóc vườn Mẹ, cha phó Cổ Vưu Giuse Nguyễn Xuân Cảnh đã cho đào một giếng đất ngay trước nhà thờ ngói. Giáo dân quen gọi là GIẾNG ĐỨC MẸ. Nước giếng Đức Mẹ không trong lắm nhưng có vị ngọt và mát, không bị ô nhiễm bởi môi trường bên ngoài nên có thể uống ngay, không cần nấu chín. Vẫn biết nước giếng Đức Mẹ là nước uống bình thường không mang dược tính gì cả, nhưng từ truyền khẩu ngày xưa đến thực tế ngày nay nhiều bệnh nhân uống nước giếng Đức Mẹ mà được lành các bệnh tật là do bởi lòng thành kính cậy tin quyền phép Đức Mẹ được Mẹ ban ơn lành theo ý nguyện mà thôi. Ngày nay, hơn một thế kỷ trôi qua, giếng Đức Mẹ vẫn được bảo quản sạch đẹp, vệ sinh làm tăng vẻ mỹ quan vườn Mẹ, nhưng trên hết giếng Mẹ là một bảo chứng tình yêu tuyệt vời đối với con cái Mẹ. Từ mạch tự nhiên này, biết bao ơn lành hồn xác Đức Mẹ đã đổ xuống cho con cái Người.

 3. ĐỀN THÁNH LA VANG

 Trong dịp Đại Hội La Vang 8 (1923), Đức cha Allys Lý nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông, ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã quyết định xây dựng ngôi đền thánh rộng lớn tại La Vang. Đức cha đã giao phó trọng trách này cho cha sở Cổ Vưu. Ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11.02.1924, cha sở Cổ Vưu Morineau Trung phát hiệu lệnh khởi công xây dựng đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier, với mức kinh phí dự trù tối thiểu phải hai mươi ngàn đồng bạc. Ròng rã bốn năm trời với biết bao công sức tiền của đổ ra, công trình Đền Thánh La Vang vĩ đại đã hoàn thành ngoại trừ phần tháp chuông chưa xong. “Ngôi thánh đường với hai tầng mái và hai cánh thánh giá cổ điển, cùng với cây tháp vuông hai tầng cao ngất nổi bật lên giữa cảnh đồi cát chung quanh và núi rừng xa xa. Đây là ngôi nhà thờ ngói thứ hai minh chứng lòng thành kính Đức Mẹ La Vang của giáo dân toàn quốc.”[11] 08 giờ sáng ngày 20.08.1928, ngày đầu trong tam nhật Đại Hội La Vang 9, Đức cha Allys Lý đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà thờ mới. Còn nghi thức làm phép chuông, cũng do Đức cha Allys cử hành nhưng chậm hơn, vào ngày chúa nhật 30.09.1928.  Qua năm tháng Đền Thánh La Vang bị hư hại nặng. Năm 1959, cha sở La Vang Giuse Trần Văn Tường cho trùng tu, thay toàn bộ tuồng gỗ bằng vài sắt Eiffel, lợp lại mái ngói và đóng trần mới.

4. NHÀ CHA SỞ

Song song với việc xây dựng Đền Thánh, một căn nhà ngói làm nhà cha sở cũng được hoàn thành. Đời cha sở Trần Văn Tường, nhà được nâng cấp thành căn lầu rộng rãi khang trang, vừa làm nhà cha sở, vừa làm nhà tĩnh tâm cho 100 Linh mục đến La Vang trong các dịp lễ lớn.  Căn nhà này bị sụp đổ trong chiến tranh. Thời cha E.Gioang được sửa chữa vừa làm nhà cha sở vừa làm nhà nguyện. Sau này cha Giuse Toại cho cải tạo thành nhà Trung Tâm.

5. LINH ĐÀI BÁT GIÁC

 Để chuẩn bị Đại Hội La Vang 13 (1955), Linh mục trưởng ban tổ chức Mathêô Lê Văn Thành, được sự đồng thuận của Linh mục hạt Quảng Trị, đã cho xây linh đài Đức Mẹ ngay vị trí bàn thờ trong nhà thờ ngói cổ tức là nơi Đức Mẹ đã đứng khi hiện ra. Để xác định, Linh mục Lê Văn Thành cho biết: “Vào tháng 05.1925… Một buổi tối nọ, ngài (Lm Giacôbê Kinh) bảo mấy ông thợ mộc chuốt cho ngài một cọc lim vót nhọn, rồi với hai người khỏe mạnh đóng sâu dưới bàn thờ. Xong công việc ngài lắp đất lại, yêu cầu hai người giúp việc tuyệt đối giữ bí mật. Đã 30 năm qua, nay bắt tay vào tìm kiếm cái cột lim, ba mươi người đào xới cả vùng trên nền nhà thờ cũ thật vất vả. Cuối cùng tìm được cái cột lim nằm sâu dưới đất.”

Linh mục Mathêô Lê Văn Thành “cho mời ông Hồ Văn Hải, kỹ sư công chánh hồi hưu, một tân tòng có lòng sùng kính Đức Mẹ. Là nhà thầu khoán, ông thiệt kế một đài Á Đông kiểu tám góc… Sau khi được sự đồng ý, ông khởi công và chỉ nửa tháng xây cất đài Đức Mẹ được hoàn tất…”[12] Thánh tượng Đức Mẹ La Vang – Đức Bà Chiến Thắng có từ năm 1900 được cung thỉnh đặt chính giữa bàn thờ trong Linh đài Bát Giác. Linh đài Bát Giác hiện nay không còn nữa, đã nhường chỗ cho linh đài ba cây đa nhân tạo. Nhưng ba cây đa nhân tạo được xây “lùi về phía sau độ 15 thước”[13], nên Linh đài Bát Giác – địa điểm theo tương truyền Đức Mẹ đã đứng khi hiện ra là trước Linh đài ba cây đa nhân tạo khoảng 15 thước.

Xem tiếp: 

Công cuộc kiến thiết Trung tâm thánh mẫu La Vang

– Phần 1: Thời kỳ sơ khai

– Phần 2: Thời kỳ 1894- 1960

– Phần 3: Thời kỳ 1961 – 1974

– Phần 4: Thời kỳ 1975 đến nay


{loadposition adslogo}


Video: Toàn cảnh trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang:


 


Hỗ trợ thông tin, tư vấn thuê xe, lư trú hành hương viếng Mẹ Miền Trung (Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Sao Biển, Đức Mẹ Trà Kiệu) & du lịch miền trung.

LAVANG TRAVEL

Điện thoại: 0233.3.708090 (7h00 – 21h00 hằng ngày)

Hotline: 0945.313.989

Email: [email protected]

Tour hành hương, du lịch miền trung & Thuê xe: https://lavangtravel.com